Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường Type 1

Các dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh, trong vài ngày đến vài tuần, và gây ra bởi lượng đường trong máu cao. Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị bỏ qua, hoặc bị nhầm lẫn với bệnh khác như bệnh cúm. 

Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Nếu không được điều trị, bệnh tiểu đường có thể không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn làm giảm tuổi thọ. Đó cũng là lý do tại sao việc nhận ra những dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1 để chẩn đoán sớm bệnh lại vô cùng quan trọng đến vậy.

Tiểu đường type 1 là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Bình thường cơ thể lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein. Trong đó glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cần phải có insulin. Insulin là một hormone do tuyến tụy nội tiết sản xuất ra. Insulin giúp cho đường (glucose) từ máu di chuyển vào tế bào, từ đó chuyển hóa và tạo ra năng lượng

Tiểu đường gồm hai thể chính là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, do cơ chế tự miễn, tức là cơ thể tự phá hủy tế bào tuyến tụy khiến tuyến tụy không thể sản xuất insulin hoặc sản xuất với lượng rất nhỏ – không đáng kể. Vì không có insulin nên không thể chuyển hóa đường đi vào các tế bào, lượng đường đọng lại trong máu quá cao gây ra bệnh tiểu đường. Loại tiểu đường này hoàn toàn là do tự cơ thể phản ứng, không hề liên quan đến việc ăn uống hay các tác nhân bên ngoài.

dau-hieu-benh-tieu-duong-type-1-medihome

Dấu hiệu của bệnh Tiểu đường type 1

Tiểu đường tuýp 1 thường khởi phát nhanh, rầm rộ. Triệu chứng tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

Tiểu nhiều và rất khát nước:

Có thể bạn chưa biết nhưng khi mắc bệnh tiểu đường sẽ gây tác động đến thận. Chúng khiến thận không thể hấp thụ được lượng đường dư thừa và dẫn đến tình trạng tích tụ trong nước tiểu. Điều này làm cho các mô bị mất nước. Đây là lý do khiến người bệnh đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên cảm giác khát nước.

Người bình thường đi tiểu 4-10 lần/ngày và trung bình là 6-7 lần. Nếu như  thấy bản thân liên tục khát nước và đi tiểu nhiều hơn bình thường thì hãy chú ý. Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh tiểu đường type 1.

– Luôn luôn cảm thấy đói:

Do cơ thể không sử dụng lượng đường glucose trong máu để tạo năng lượng cho tế bào.

– Cảm thấy mệt mỏi và lờ đờ:

Cùng cơ chế gây ra đói. Cơ thể của người bệnh khi thiếu insulin sẽ không được sử dụng calo mà bệnh nhân ăn vào, do đó cơ thể sẽ không có năng lượng để hoạt động, dẫn đến mệt mỏi.

– Khô, ngứa trên da

Lượng đường trong máu cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm. Chính vì vậy, người bị đái tháo đường thường cảm thấy ngứa trên cơ thể, đặc biệt ở bộ phận sinh dục.

 

– Mắt mờ:

Khi đường glucose tích tụ trong mắt, làm tăng áp lực thẩm thấu trong nhãn cầu, kéo thêm nước tự do vào trong nhãn cầu. Điều này thay đổi hình dạng của nhãn cầu và làm mờ tầm nhìn của bệnh nhân

– Giảm cân không rõ nguyên nhân:

Ở những người mắc bệnh tiểu đường, insulin không đủ sẽ ngăn cơ thể lấy glucose từ máu vào tế bào của cơ thể để sử dụng làm năng lượng. Khi điều này xảy ra, cơ thể bắt đầu đốt cháy chất béo và cơ bắp để lấy năng lượng, làm giảm trọng lượng tổng thể của cơ thể.

Giảm cân đột ngột thường được thấy ở những người trước khi chẩn đoán bệnhtiểu đường loại 1 

– Vết thương, vết loét chậm lành

Nếu không máy bị đứt tay hay có vết thương nào đó mà lâu lành thì rất có thể đây chính là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường type 1. Đường trong máu không chỉ làm tăng chứng viêm trong các vết cắt và vết loét mà còn dẫn đến sự tuần hoàn máu kém, khiến máu khó di chuyển đến và sửa chữa những vùng da bị tổn thương. Điều này đặc biệt liên quan đến bàn chân. Không hiếm trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị loét bàn chân có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

– Nhức đầu:

Dấu hiệu nhức đầu do bệnh tiểu đường thường type xảy ra do sự thay đổi lượng đường trong máu. Một cơn đau đầu có thể chỉ ra rằng lượng đường trong máu quá cao, được gọi là tăng đường huyết, hoặc quá thấp, được gọi là hạ đường huyết.

Càng nhiều biến động mức đường huyết thì người bị tiểu đường sẽ càng bị đau đầu nhiều. Nhức đầu liên quan đến những biến động này được cho là kết quả từ việc thay đổi các mức hoóc-môn, chẳng hạn như epinephrine và norepinephrine, có thể làm co mạch máu trong não. Sự co thắt này được gọi là co mạch.

– Tê hoặc đau nhói ở tay hoặc chân

Tay và chân là những bộ phận cơ thể xa tim nhất. Khi lượng đường trong máu quá cao làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh. Với những bộ phận ở xa tim có thể cảm nhận đầu tiên thể hiện ở những dấu hiệu rõ rệt như tê tay hoặc đau nhói ở đầu  ngón tay, chân,…  Đây cũng là một trong những dấu hiệu bệnh tiểu đường type 1 cần lưu ý.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường type 1 khi có biến chứng:

Biến chứng cấp tính

Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

Biến chứng mạn tính

  • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)
  • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)
  • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)
  • Loét, nhiễm trùng bàn chân
  • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)

Vì thế, nếu cơ thể có bất cứ bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định chính xác tình trạng sức khỏe cũng như hướng điều trị thích hợp. Để phòng ngừa và cải thiện các biến chứng do tiểu đường type 1 gây ra, mục tiêu quan trọng là quản lý, theo dõi thường xuyên và đảm bảo chế độ sinh hoạt ăn uống theo chỉ định của bác sĩ. Với ứng dụng quản lý bệnh mãn tính Medihome, người bệnh sẽ được chăm sóc theo dõi sức khỏe toàn diện. Đây là một giải pháp hữu hiệu giúp chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường type 1.

Ứng dụng Medihome được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ Y tế từ xa Việt Nam (Vietnam Telehealth Resource Center – VTRC) trên nền tảng công nghệ Telehealth hiện đại Telehealth hiện đại nhất, IoT và Big Data với các thiết bị y tế tiên tiến, giải pháp truyền dẫn thông tin thông minh và điều trị bệnh đồng bộ. Ngoài việc chỉ khám chữa bệnh từ xa với bác sĩ, ứng dụng Medihome còn giải quyết được các vấn đề khác như: Cung cấp dịch vụ phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm; chẩn đoán sớm ngay khi bệnh nhân có biểu hiện tiềm tàng đầu tiên; giúp người bệnh quản lý tối ưu tình trạng sức khỏe; hạn chế việc tới bệnh viện và khám tại bệnh viện (lây nhiễm chéo); có thể ra viện sớm, giảm số ngày nằm viện; tư vấn chăm sóc và quản lý bệnh dài hạn, hỗ trợ chăm sóc tại nhà, giảm thiểu rủi ro biến chứng và giúp người bệnh có tâm lý thoải mái hơn khi được theo dõi tại nhà thay vì phải nằm viện.

Trong thời gian này, Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ Y tế từ xa Việt Nam –VTRC hỗ trợ người dân tải miễn phí ứng dụng Medihome TẠI ĐÂY hoặc gọi 19009204 để được hướng dẫn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *