Hội chứng suy giảm trí nhớ (bệnh Alzheimer) là gì ?

Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh về não gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và trí nhớ của người bệnh. Bệnh được một bác sĩ người Đức tên là Alois Alzheimer phát hiện lần đầu tiên vào năm 1907.

Đây không phải là căn bệnh lão khoa hoặc bệnh thần kinh thông thường. Bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng không chỉ đối với người bệnh mà còn tác động đến cả người đi chăm sóc bệnh nhân bởi lẽ chăm sóc bệnh nhân Alzheimer rất dễ dẫn đến trầm cảm hoặc có cảm xúc vô cùng căng thẳng.

Ngoài tuổi tác, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh này bao gồm:

  • Nữ giới
  • Có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh này
  • Tiền sử chấn thương đầu
  • Đã bị hội chứng Down

Nguyên nhân bệnh Alzheimer

Hiện nay vẫn chưa xác định nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer cụ thể như thế nào, các nhà khoa học chỉ có thể xác định, khi bị bệnh alzheimer là lúc các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin bắt đầu bị suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được sản sinh ra, tạo nên những mảng bám và tích tụ quanh và bên trong các tế bào gây cản trở đến quá trình truyền tải thông tin.

Triệu chứng bệnh

Triệu chứng đầu tiên là đãng trí, bị quên tên hoặc nơi vừa đặt đồ vật, hay còn gọi là bệnh mất trí nhớ alzheimer

Trí nhớ và tư duy bất thường, có thể quên tên người quen, hỏi cùng một câu hỏi, kể cùng một câu chuyện nhiều lần, khó khăn trong ghi nhớ mọi thứ trong cuộc sống.

Ở những giai đoạn sau, người bệnh sẽ cần giúp đỡ nhiều hơn từ người xung quanh và cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt toàn diện bởi lẽ bệnh nhân bị Alzheimer giai đoạn cuối thường đi lang thang hoăc bị lạc, thay đổi tính cách cảm xúc.

Khi có bất kỳ các dấu hiệu bất thường trên, cần kịp thời đến cơ sở y tế để được kịp thời phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị kịp thời, tránh những tình huống xấu xảy ra.

Bảng phân biệt triệu chứng giảm trí nhớ trong bệnh Alzheimer và ở người già bình thường

Bệnh nhân Alzheimer

Người già bình thường

Thường quên toàn bộ các sự kiện 

VD: không thể nhớ đã ăn trưa chưa?

Thường quên một phần của sự kiện

VD: nhớ đã ăn trưa rồi nhưng không thể nhớ đã ăn tráng miệng bằng loại trái cây nào

Hiếm khi nhớ lại sau đó

Thường nhớ lại sau đó

Thường phủ nhận sự suy giảm trí nhớ và tìm cách che giấu nó như tìm cách thay đổi chủ đề câu hỏi, nói đùa …

Sẵn sàng chấp nhận sự giảm sút trí nhớ và thường yêu cầu người khác giúp mình nhớ lại.

Các kỹ năng như đọc, viết thường giảm sút nặng nề.

Các kỹ năng này thường còn nguyên vẹn.

Thường không thể tuân theo các hướng dẫn bằng lời nói hay chử viết

Có thể tuân theo các hướng dẫn bằng lời nói hay chữ  viết

Không thể sử dụng các ghi chép nhắc nhở

Có thể sử dụng các ghi chép nhắc nhở

Giảm khả năng tự chăm sóc bản thân ngày càng tăng

Thường đủ khả năng tự chăm sóc bản thân

Đối tượng nguy cơ bệnh Alzheimer

Đây là một căn bệnh khá phổ biến, thường thấy ở những người cao tuổi. Những người có rối loạn não bẩm sinh hoặc bị chấn thương cũng có nguy cơ cao bị bệnh. Hiện nay, một bộ phận giới trẻ cũng đang bị đe dọa bởi bệnh Alzheimer.

Những yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer:

  • Tuổi tác: những người cao tuổi, đặc biệt sau 65 tuổi sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh;
  • Gia đình có người từng có tiền sử mắc bệnh Alzheimer. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh gen làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer nhưng không chứng minh chắc chắn rằng cá thể mang gen đó sẽ tiến triển thành bệnh
  • Những người có tiền căn chấn thương đầu hoặc bị suy giảm nhận thức nhẹ;
  • Những người có lối sống không khoa học như: sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn thiếu rau xanh và trái cây, ít vận động.
  • Những người trong quá trình học tập và giao tiếp gặp một số vấn đề về mức độ giáo dục chính quy thấp, công việc thiếu các hoạt động cần thử thách trí não hoặc ít giao tiếp xã hội.

Trong các nguy cơ trên, yếu tố nguy cơ được nhắc đến nhiều nhất là tuổi tác. Bệnh Alzheimer ở người cao tuổi trở nên rất phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *