Bệnh tiểu đường Type 1 là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng

Tiểu đường đang là căn bệnh phổ biến của cuộc sống hiện đại. Bệnh dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh. Bạn có biết nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 và các yếu tố nguy cơ gây bệnh là gì?

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1 LÀ GÌ?

Tiểu đường type 1 hay còn được gọi với cái tên bệnh tiểu đường trước đây còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin, tiểu đường ở người trẻ. Bệnh tiểu đường type 1 gây ra là do tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin. Bình thường, insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, răng miệng… Bệnh tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1

Tuyến tụy tiết ra nội tiết tố là các tế bào alpha, beta, delta, theta và epsilon. Trong đó beta tiết ra insulin để điều chỉnh lượng đường huyết mỗi khi ta ăn uống bất kỳ thực phẩm nào và ngoại tiết tố là dịch tụy để tiêu hóa các chất mỡ ở ruột non. Khi tụy bị yếu là không tiết đủ các chất, nhất là insulin để điều chỉnh đường huyết để đưa đường huyết vào tế bào sinh ra năng lượng nuôi sống cơ thể. Vì không có insulin nên đường không được vận chuyển vào tế bào mà lại tích lũy trong máu gây nên bệnh tiểu đường type 1. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng này được xác định bao gồm:

– Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, dẫn đến không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1.

– Chế độ ăn uống: Theo khoa học đã chứng minh, nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em là do một loại protein có tên là casein được tìm thấy trong thành phần sữa bò. Trên toàn thế giới, người ta ghi nhận rằng những đứa bé tiêu thụ sữa bò ở giai đoạn đầu đời thì dễ bị tiểu đường type 1 hơn. Một sự thật khác đó là loại bỏ thức ăn động vật, bao gồm sữa trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến phức tạp của bệnh và đảo ngược bệnh lý.

– Môi trường sống: Môi trường sống có thể là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường type 1 như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm độc từ môi trường, các chất hóa học… 

– Các yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường type 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.

nguyen-nhan-gay-benh-tieu-duong-type-1-medihome

TRIỆU CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1

Các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1 thường xuất hiện rất nhanh, trong vài ngày đến vài tuần, và gây ra bởi lượng đường trong máu cao. Lúc đầu, các triệu chứng có thể bị bỏ qua, hoặc bị nhầm lẫn với bệnh khác như bệnh cúm. Triệu chứng bao gồm:

  • Tiểu nhiều (đặc biệt là tiểu nhiều về đêm)
  • Khát nước
  • Giảm cân
  • Đói nhiều
  • Nhìn mờ
  • Cảm thấy rất mệt mỏi
  • Có thể có buồn nôn, ói mửa. là những triệu chứng nặng do đường huyết tăng rất cao.

Đặc biệt, tiểu đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm, để ý đến con cái để có thể phát hiện bệnh sớm nhất, tránh những biến chứng nguy hiểm.

CHẨN ĐOÁN TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1

Đường huyết lúc đói > 125 mg/dl trên 2 lần xét nghiệm khác nhau Đường huyết bất kỳ >= 200 mg/dl, kèm theo các triệu chứng kể trên Test dung nạp 75g Glucose bằng đường uống, đường máu đo được >= 200mg/dl Xét nghiệm ketone máu cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1. Xét nghiệm ketone máu nên được thực hiện vào những lần sau đây:

  • Khi lượng đường trong máu >= 240mg/dl
  • Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ
  • Khi xảy ra nôn, nôn mửa
  • Trong thời gian mang thai

Một số xét nghiệm miễn dịch khác: Kháng thể kháng tế bào tuyến tụy (+); anti GAD (+); đo insulin hoặc Peptit (thấp trong máu)

CÁC BIẾN CHỨNG BỆNH TIỂU ĐƯỜNG TYPE 1

Biến chứng cấp:

Bao gồm:

  • Hạ đường huyết
  • Nhiễm cetone acid

Biến chứng lâu dài

Bao gồm:

  • Rối loạn cương dương
  • Biến chứng ở mắt: bệnh võng mạc do đái tháo đường, bong võng mạc, Glaucoma, và đục thủy tinh thể.
  • Biến chứng ở chân
  • Nhiễm trùng của da, tiết niệu và sinh dục ở nữ
  • Bệnh thận (bệnh tiểu đường nephropathy)
  • Biến chứng thần kinh do đái tháo đường
  • Tai biến mạch máu não
  • Bệnh mạch máu, bao gồm thuyên tắc mạch và đột quỵ

MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 1

Mục tiêu điều trị trước mắt: Điều trị nhiễm ketone acid và đường huyết tăng cao trong máu (nếu có).

Mục tiêu điều trị lâu dài: kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng tiểu đường gây ra.

  • Tự kiểm tra đường huyết máu
  • Tập thể dục
  • Chăm sóc bàn chân
  • Sử dụng insulin

Vì vậy, nếu cơ thể có bất cứ bất thường nào thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và xác định chính xác tình trạng sức khỏe cũng như hướng điều trị thích hợp. Hiểu được cơ chế, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 sẽ giúp chúng ta có biện pháp điều trị tiểu đường hiệu quả hơn. Để phòng ngừa và cải thiện các biến chứng do tiểu đường type 1 gây ra, mục tiêu quan trọng là quản lý, theo dõi thường xuyên và đảm bảo chế độ sinh hoạt ăn uống theo chỉ định của bác sĩ. Với ứng dụng quản lý bệnh mãn tính Medihome, người bệnh sẽ được chăm sóc theo dõi sức khỏe toàn diện. Đây là một giải pháp hữu hiệu giúp chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa được biến chứng tiểu đường type 1.

Ứng dụng Medihome được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ Y tế từ xa Việt Nam (Vietnam Telehealth Resource Center – VTRC) trên nền tảng công nghệ Telehealth hiện đại Telehealth hiện đại nhất, IoT và Big Data với các thiết bị y tế tiên tiến, giải pháp truyền dẫn thông tin thông minh và điều trị bệnh đồng bộ. Ngoài việc chỉ khám chữa bệnh từ xa với bác sĩ, ứng dụng Medihome còn giải quyết được các vấn đề khác như: Cung cấp dịch vụ phòng bệnh hiệu quả và tiết kiệm; chẩn đoán sớm ngay khi bệnh nhân có biểu hiện tiềm tàng đầu tiên; giúp người bệnh quản lý tối ưu tình trạng sức khỏe; hạn chế việc tới bệnh viện và khám tại bệnh viện (lây nhiễm chéo); có thể ra viện sớm, giảm số ngày nằm viện; tư vấn chăm sóc và quản lý bệnh dài hạn, hỗ trợ chăm sóc tại nhà, giảm thiểu rủi ro biến chứng và giúp người bệnh có tâm lý thoải mái hơn khi được theo dõi tại nhà thay vì phải nằm viện.

Trong thời gian này, Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ Y tế từ xa Việt Nam –VTRC hỗ trợ người dân tải miễn phí ứng dụng Medihome TẠI ĐÂY hoặc gọi 19009204 để được hướng dẫn chi tiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *