Huyết áp bình thường và các chỉ số an toàn

Chỉ số huyết áp dù cao hay thấp đều ảnh hưởng tới chức năng hoạt động các cơ quan trong cơ thể. Biết được chỉ số huyết áp bình thường và các tác nhân nào gây thay đổi huyết áp để có biện pháp tự phòng tránh là điều rất cần thiết.

Huyết áp bình thường là một trong những biểu hiện của sức khỏe tốt. Vậy huyết áp bình thường là gì? Điều này có thay đổi theo độ tuổi, giới tính hay không? Khi nào thì chúng ta cần quan tâm đến các vấn đề về huyết áp?

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên): Tức áp suất trong động mạch khi tim đang đập, thường có giá trị cao hơn
  • Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới): Tức áp lực của máu đo được giữa 2 lần đập của tim (thường có giá trị thấp hơn)

Như thế nào là huyết áp bình thường?

Để đánh giá huyết áp như thế nào là bình thường người ta dựa vào 2 chỉ số là huyết áp tâm thuhuyết áp tâm trương. Bên cạnh đó còn phải căn cứ vào khoảng cách giữa 2 chỉ số. Khoảng cách này càng rộng, chứng tỏ mức huyết áp càng an toàn cho người bệnh. Ngược lại, khoảng cách càng hẹp thì nguy cơ biến chứng càng trầm trọng hơn.

huyet-ap-binh-thuong-la-bao-nhieu-drbinh

Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy để xác định chắc chắn một người có bị cao huyết áp hay không cần tiến hành đo nhiều lần trong ngày, thậm chí trong tháng.

Để đảm bảo kết quả đo huyết áp được chính xác và là cơ sở tin cậy cho việc đánh giá tình trạng sức khỏe, người bệnh cần tuân thủ những yêu cầu như không hút thuốc lá, không uống cà phê trước khi tiến hành đo từ 15-30 phút, giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, hồi hộp,… Ngoài ra, phương pháp đo huyết áp của bác sĩ cũng quyết định kết quả đo có chính xác hay không.

Dựa trên các cơ sở nêu trên sẽ đánh giá được ý nghĩa bệnh lý của huyết áp. Theo Bộ Y tế, một người có mức huyết áp bình thường nếu số đo huyết áp dưới 120/80 mmHg, cho thấy người đó đang có sức khỏe tốt, máu lưu thông đều và tốc độ bơm máu trung bình. Cụ thể về các chỉ số của huyết áp như sau:

  • Huyết áp bình thường: Đối với người lớn, huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên thì chẩn đoán là cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Giá trị nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp (Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg) thì được gọi là tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp thấp: (Hạ huyết áp) huyết áp thấp được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không người ta cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày. Do đó phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá xúc cảm, stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng… chẳng hạn.

Huyết áp cũng thay đổi theo độ tuổi và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau. Dưới đây là bảng chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi để mọi người dễ theo dõi, kiểm soát huyết áp của mình và người thân trong gia đình.

Biện pháp kiểm soát và duy trì huyết áp bình thường cho trẻ em, người lớn, người cao tuổi là gì? 

Các bệnh lý về huyết áp sẽ không bỏ qua bất kỳ ai, bất kỳ độ tuổi nào. Không chỉ ở người cao tuổi mà bệnh huyết áp còn có xu hướng trẻ hóa. Lý do vì đâu?

Đó là vì có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Trong đó có sự chủ quan, lơ là không kiểm soát huyết áp thường xuyên, không kịp thời biết huyết áp bình thường là bao nhiêu. Và đặc biệt là do cách sinh hoạt, ăn uống không hợp lý. Người ít vận động, tính chất công việc ngồi, đứng nhiều. Hoặc do áp lực quá lớn làm tinh thần stress kéo dài…..

Khi đã biết được chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu thì chúng ta nên khám và đo huyết áp thường xuyên. Dù cơ thể vẫn khỏe mạnh nhưng duy trì thói quen đo và kiểm soát huyết áp là cần thiết. Hoặc ngay khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt là nên đo ngay để kiểm soát kịp thời mức huyết áp.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *