Quản lý bệnh viện là công tác điều hành, vận hành các quy định, tài nguyên bệnh viện. Việc này ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động và chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Hiện nay, người dân ngày càng quan tâm tới các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và chính phủ, Bộ Y Tế cũng đac sóc các thông tư và quy định về công tác quản lý bệnh viện.
1. Tìm hiểu về quản lý bệnh viện là gì?
Việc điều hành, vận hành nguồn tài nguyên của bệnh viện được gọi là Quản lý bệnh viện. Thuật ngữ này trong tiếng Anh là Hospital Management. Những nguồn tài nguyên thuộc lĩnh vực quản lý bệnh viện sẽ bao gồm: chính sách, quy chế, chế độ của bệnh viện cũng như luật khám và chữa bệnh, chuyên môn Y tế, bảo hiểm, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, trang thiết bị Y tế, hạ tầng cơ sở, công nghệ quản trị…
Quản lý chất lượng bệnh viện là đầu mối trong việc triển khai, tham mưu cho giám đốc và hội đồng quản lý chất lượng của bệnh viện về công tác quản lý chất lượng. Việc quản lý chất lượng sẽ do phòng nghiệp vụ có sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện cũng như sẽ chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác lập kế hoạch, kiểm tra công tác quản lý bệnh viện và thực hiện chức năng về thông tin truyền thông.
2. Quản lý bệnh viện bao gồm những gì?
Quản lý bệnh viện sẽ bao gồm rất nhiều thứ. Cụ thể như sau:
2.1. Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện
Theo dõi, quản lý và giám sát ngày mua, quá trình sử dụng và những hư hỏng của trang thiết bị Y tế. Ngoài ra cũng quản lý việc đổi mới và sửa chữa các trang thiết bị cũ nhằm đảm bảo chất lượng về trang thiết bị.
2.2. Công tác quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện
Việc sử dụng, xuất, nhập và tồn thuốc của bệnh viện cũng nằm trong phạm vi của quản lý bệnh viện. Nó cũng bao gồm việc đảm bảo thuốc có xuất xứ chính hãng và có nguồn gốc cụ thể.
2.3. Quản lý vật tư tiêu hao bệnh viện
Vật tư tiêu hao sẽ được ghi lại cụ thể cũng như lưu trữ và báo cáo. Từ đó, bộ phận quản lý bệnh viện có thể nắm được những thông tin liên quan như là tên vật tư, số lượng vật tư cũng như giá trị vật tư…
2.4. Hệ thống quản lý hồ sơ bệnh án bệnh viện
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được lập, lưu trữ, sắp xếp và quản lý đầy đủ, chính xác và khoa học. Từ đó các bộ phận có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin hồ sơ bệnh án một cách dễ dàng. Thêm vào đó, việc lưu trữ hồ sơ cũng được đảm bảo vấn đề bảo mật.
2.5. Quản lý nguồn nhân lực bệnh viện
Việc sắp xếp nhân lực, tuyển dụng, thay đổi nhân lực nằm trong phạm vi của việc quản lý bệnh viện. Điều này thuận lợi cho việc điều phối nhân viên của bệnh viện cũng như quản lý về chất lượng nhân viên và đảm bảo nguồn nhân lực.
2.6. Quản lý tài chính
Nguồn tài chính của bệnh viện từ việc khám – chữa bệnh cũng như liên quan tới vấn đề sử dụng thuốc được quản lý và phân chia một cách cụ thể. Từ đó đảm bảo tài chính của bệnh viện và các vấn đề liên quan tới lương thưởng, đổi mới vật tư và cải tạo bệnh viện.
2.7. Quản lý các chính sách, quy chế, luật khám chữa bệnh
Các chính sách, quy chế, luật khám chữa bệnh được soạn thảo, thông qua và quản lý một cách đúng với tiêu chuẩn và quy định của bộ Y tế và nhà nước. Bệnh viện cũng cần bảo đảm chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ của nhân viên. Điều này giúp bệnh viện vận hành một cách trơn tru và đúng quy trình.
2.8. Điều hành và quản lý chuyên môn y tế
Các chuyên môn về Y tế của các bác sĩ và nhân viên đều được quản lý một cách rõ ràng. Theo đó, sẽ có những buổi họp định kỳ về chuyên môn cũng như việc nâng cao chuyên môn cho nhân viên bệnh viện.
3. Thông tư 19 về quản lý chất lượng bệnh viện
Bộ Y tế đã ban hành thông tư 19 (số 19/2013/TT-BYT) hướng dẫn thực hiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện, bao gồm: Nội dung về triển khai quản lý chất lượng bệnh viện, hệ thống tổ chức quản lý chất lượng của bệnh viện và trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện.
Theo đó, nguyên tắc tổ chức thực hiện quản lý chất lượng gồm có:
+ Người bệnh sẽ được lấy làm trung tâm
+ Nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt của bệnh viện là bảo đảm và cải tiến chất lượng. Điều này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và ổn định.
+ Phải dựa trên cơ sở khoa học và pháp luật cùng các bằng chứng cụ thể và đáp ứng được các nhu cầu thực tiễn khi có các quyết định liên quan tới hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện.
+ Người chịu trách nhiệm về chất lượng của bệnh viện là giám đốc bệnh viện. Tất cả các nhân viên y tế trong bệnh viện đều có trách nhiệm tham gia hoạt động quản lý chất lượng.
Về nội dung triển khai quản lý chất lượng trong bệnh viện sẽ có những điều như sau:
+ Xây dựng kế hoạch và chương trình bảo đảm cũng như cải tiến chất lượng trong bệnh viện.
+ Duy trì những quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh viện.
+ Xây dựng những chỉ số chất lượng, cơ sở dữ liệu cùng đo lường chất lượng bệnh viện.
+ Tổ chức triển khai các hướng dẫn, quy định chuyên môn trong việc khám chữa bệnh.
+ Triển khai những biện pháp đảm bảo an toàn cho người bệnh và cả nhân viên Y tế.
+ Áp dụng bộ tiêu chuẩn quản lý chất lượng của bệnh viện
+ Đánh giá chất lượng của bệnh viện
Thêm vào đó, thông tư này còn nói rất chi tiết về hệ thống quản lý chất lượng trong bệnh viện và trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện. Từ những điều này, bộ Y tế cũng cho ra điều khoản thi hành với lộ hình thực hiện công tác quản lý chất lượng.
4. 83 Tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện theo QĐ 6858 của Bộ Y Tế
Về tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện theo quyết định 6858 của Bộ Y tế sẽ gồm những quyết định là:
+ Ban hành kèm theo Quyết định 6858 là “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Việt Nam” bao gồm 83 tiêu chí chất lượng.
+ “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện Việt Nam” được áp dụng để chứng nhận, đánh giá cũng như cải tiến chất lượng cho toàn bộ các bệnh viện nhà nước và cả tư nhân.
+ Giao Cục Quản lý khám chữa bệnh làm đầu mối hướng dẫn cho các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện “Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện của Việt Nam” và tiếp tục việc nghiên cứu và xây dựng bổ sung các tiêu chí khác.
+ Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và ban hành, tức ngày 18/11/2016.
+ Các Chánh Văn phòng bộ, Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh. Cục trưởng cục quản lý y dược cổ truyền, chánh thanh tra Bộ, các vụ trưởng cũng như cục trưởng và giám đốc các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, giám đốc sở Y tế các tỉnh và thành phố thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các bộ, ngành và thủ trưởng các đơn vị có liên quan sẽ chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Theo quy định, danh mục 83 tiêu chí chính thức được chia thành 4 phần A, B, C và D cùng các chương trong từng phần. Trong đó, phần A là hướng đến người bệnh, phần B là phát triển nguồn nhân lực bệnh viện, phần C là hoạt động chuyên môn và phần D là hoạt động cải tiến chất lượng. Cụ thể 83 tiêu chí đó là:
- Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn một cách cụ thể, khoa học.
- Người bệnh và người nhà được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được di chuyển phù hợp với tình trạng bệnh
- Cải tiến quy trình khám bệnh để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.
- Bệnh viện đảm bảo các điều kiện cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
- Người bệnh được làm các thủ tục đăng ký và khám bệnh theo đúng thứ tự, đảm bảo tính công bằng và mức độ ưu tiên.
- Người bệnh được hướng dẫn và bố trí xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo một trình tự thuận tiện.
- Người bệnh nội trú được nằm một người một giường.
- Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh đầy đủ phương tiện và sạch sẽ.
- Người bệnh được cung cấp đầy đủ, sạch sẽ các vật dụng cá nhân có chất lượng tốt.
- Người bệnh được hưởng các tiện nghi đảm bảo sức khỏe và nâng cao thể trạng, tâm lý.
- Người khuyết tật được tiếp cận đầy đủ các phòng, khoa cũng như dịch vụ khám – chữa bệnh tại bệnh viện.
- Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch và đẹp.
- Người bệnh được khám và điều trị trong khoa, phòng gọn gàng và ngăn nắp.
- Người bệnh được cung cấp thoogn tin cũng như tham gia vào quá trình điều trị.
- Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư.
- Người bệnh được nộp viện phí một cách công khai, minh bạch, thuận tiện và chính xác.
- Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa Y tế.
- Người bệnh có ý kiến thắc mắc, phàn nàn hoặc khen ngợi được bệnh viện phản hồi, tiếp nhận và giải quyết kịp thời.
- Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân và tiến hành các biện pháp can thiệp.
- Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện.
- Bảo đảm duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện.
- Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp và xác định vị trí việc làm của nhân lực bệnh viện.
- Nhân viên Y tế được đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nghề nghiệp.
- Nhân viên Y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp và Y đức.
- Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng của nguồn nhân lực.
- Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên Y tế.
- Bảo đảm điều kiện làm việc cũng như vệ sinh lao động cho nhân viên Y tế.
- Sức khỏe và đời sống tinh thần của nhân viên Y tế được quan tâm, cải thiện.
- Tạo dựng một môi trường làm việc tích cực và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển bệnh viện và công bố một cách công khai.
- Triển khai thực hiện văn bản chỉ đạo dành cho bệnh viện.
- Bảo đảm về chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện.
- Bồi dưỡng và phát triển đội ngũ lãnh đạo, quản lý kề cận.
- Bảo đảm an ninh và trật tự của bệnh viện.
- Bảo đảm an toàn điện cũng như phòng cháy, chữa cháy.
- Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác và khoa học.
- Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, khoa học và đầy đủ.
- Quản lý tốt cơ sở thông tin và dữ liệu Y tế.
- Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động và quản lý chuyên môn.
- Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Xây dựng và hướng dẫn nhân viên Y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện.
- Triển khai chương trình cũng như giám sát việc tuân thủ vệ sinh tay.
- Giám sát, đánh giá việc triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện.
- Chất thải rắn Y tế được quản lý, xử lý chặt chẽ và an toàn, tuân thủ theo đúng quy định.
- Chất thải lỏng Y tế được quản lý và xử lý an toàn, chặt chẽ và tuân thủ đúng quy định.
- Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến.
- Nghiên cứu và triển khai áp dụng các phương pháp, kỹ thuật mới.
- Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng.
- Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị.
- Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành, giám sát việc thực hiện.
- Hệ thống quản lý điều dưỡng được thiết lập đầy đủ và hoạt động một cách hiệu quả.
- Người bệnh được tư vấn và giáo dục sức khỏe khi điều trị cũng như trước khi ra viện.
- Người bệnh được chăm sóc, theo dõi phù hợp với tình trạng bệnh và phân cấp chăm sóc.
- Hệ thống tổ chức thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế được thiết lập đầy đủ.
- Bảo đảm cơ sở vật chất thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế.
- Người bệnh được theo dõi, đánh giá tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện.
- Người bệnh được tư vấn, hướng dẫn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý.
- Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện.
- Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm theo phân tuyến kỹ thuật.
- Thực hiện quản lý chất lượng các xét nghiệm.
- Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược.
- Bảo đảm cơ sở vật chất cũng như các quy trình kỹ thuật cho hoạt động dược.
- Cung ứng thuốc và vật tư Y tế tiêu hao kịp thời, đầy đủ và đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
- Thông tin thuốc, theo dõi và báo cáo phản ứng có hại của thuốc đầy đủ, kịp thời và có chất lượng.
- Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập, hoạt động hiệu quả.
- Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh và nâng cao hoạt động của bệnh viện.
- Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng của bệnh viện.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án cải tiến chất lượng.
- Xây dựng văn hóa chất lượng của bệnh viện.
- Phòng ngừa các nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với bệnh nhân.
- Xây dựng hệ thống phân tích, báo cáo sự cố y khoa và tiến hành giải pháp khắc phục.
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa.
- Bảo đảm xác định chính xác bệnh nhân khi cung cấp dịch vụ.
- Phòng ngừa các nguy cơ bệnh nhân bị trượt ngã.
- Đánh giá chính xác thực trạng và công bố một cách công khai chất lượng bệnh viện.
- Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện.
- Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai và báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện.
- Thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh.
- Hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản, sức khỏe mẹ và trẻ em.
- Thực hành tốt việc nuôi con bằng sữa mẹ.
- Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa.
5. Mô hình quản lý chất lượng bệnh viện
Ở mô hình quản lý chất lượng bệnh viện, Ban chuyên trách sẽ có nhiệm vụ họp định kỳ vào mỗi tháng, sau đó báo cáo lên Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện về những công việc đã triển khai cũng như tiến độ thực hiện.
Lúc này, tổ Quản lý chất lượng bệnh viện sẽ là đầu mối kết nối giữa Hội đồng và các ban chuyên trách. Theo đó, ban chuyên trách có trách nhiệm là làm việc với từng phòng, khoa và bộ phận để thực hiện các công tác quản lý cũng như cải tiến chất lượng bệnh viện.
Ban chuyên trách sẽ căn cứ dựa vào việc phân công nhiệm vụ cũng như các phụ lục hướng dẫn để xây dựng kế hoạch hoạt động ban theo đúng mẫu đã đưa ra. Tổ quản lý chất lượng bệnh viện sẽ căn cứ vào kế hoạch và bảng tiến độ để theo dõi và tổng hợp, sau đó báo cáo.
Việc xây dựng mô hình quản lý sẽ giúp từng ban chuyên trách dễ dàng theo sát và nắm bắt được các nội dung cần cải tiến chất lượng, thực hiện chuyên môn hóa trong hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện.
Tuy vậy, việc chưa có sự khoa học tuyệt đối cũng như tính bao quát toàn diện khiến cho nó chỉ phù hợp với những bệnh viện đang ở bước đầu triển khai các bộ tiêu chí hay chưa có định hướng rõ ràng trong việc áp dụng.
6. Xu hướng ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện HIS
Hệ thống quản lý bệnh viện là hệ thống điều hành, vận hành nguồn tài nguyên của bệnh viện. Hệ thống này cũng quản lý các tài nguyên như: chính sách, quy chế, chế độ của bệnh viện cũng như luật khám và chữa bệnh, chuyên môn Y tế, bảo hiểm, nguồn tài chính, nguồn nhân lực, trang thiết bị Y tế, hạ tầng cơ sở, công nghệ quản trị
Hệ thống quản lý bệnh viện HIS hay còn gọi là Hospital Information System. Nó đã được công nhận là một nhánh quan trọng trong tin học Y tế. Hệ thống thông tin bệnh viện được định nghĩa như sau: Sử dụng thiết bị truyền thống và máy tính điện tử để cung cấp việc thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin về chẩn đoán, điều trị bệnh nhân cũng như các thông tin quản lý hành chính cho mọi khoa của bệnh viện. Thêm vào đó, nó có khả năng trao đổi và trích xuất dữ liệu, đáp ứng các yêu cầu chức năng của những nhân viên được ủy quyền.
Hệ thống HIS có lợi ích giúp theo dõi và quản lý toàn bộ quá trình và động thông tin, đơn giản hóa quá trình chẩn đoán cũng như điều trị của người bệnh. Nó cũng tối ưu hóa môi trường điều trị và thay đổi tình trạng phải chờ đợi lâu, xếp hàng dài và thiếu trật tự.
Đồng thời, ứng dụng hệ thống HIS sẽ giúp tăng cường công tác quản lý trong nội bộ bệnh viện, giảm cường độ làm việc và thời gian cho nhân viên Y tế. Thêm vào đó cũng giải quyết các vấn đề thất thoát, gian lận và đẩy nhanh vòng quay vốn cũng như giảm tồn đọng thiết bị và thuốc.
7. Các đơn vị hệ thống quản lý bệnh viện uy tín hiện nay
Hiện nay, có nhiều các đơn vị phát triển hệ thống quản lý bệnh viện uy tín và chất lượng. Điển hình gồm có:
7.1. 365 Medihome
Nền tảng quản lý khám chữa bệnh 365 Medihome là sản phẩm của Trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ Y tế từ xa Việt Nam VTRC. Ngoài ra, 365 Medihome cũng từng đạt danh hiệu Sao Khuê với bình chọn là giải pháp xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam ở lĩnh vực Y tế và chăm sóc sức khỏe.
365 Medihome cung cấp đa dạng các giải pháp cho bệnh viện chỉ từ 2.500.000 VNĐ với các tính năng mang lại như sau:
+ Tương thích với mọi cơ sở Y tế: Giải pháp ứng dụng 365 Medihome sẵn sàng kết nối liên thông dữ liệu với các hệ thống phần mềm quản lý tại cơ sở Y tế.
+ Triển khai nhanh chóng và dễ dàng: Toàn bộ hệ thống sẽ chạy trên nền tảng Cloud 4.0 hiện đại và vô cùng bảo mật.
+ Siêu ứng dụng sức khỏe dành cho mọi người: Đây là giải pháp chăm sóc sức khỏe 4.0 toàn diện dành cho mọi người, mọi nhà. Từ đặt lịch chọn bác sĩ hay bác sĩ online cho tới sổ sức khỏe điện tử…
+ Trợ thủ đắc lực của bác sĩ ngay trên điện thoại: 365 Medihome giúp sắp xếp công việc hàng ngày, theo dõi sức khỏe bệnh nhân, tư vấn từ xa cũng như kết luận và chỉ định.
7.2. FPT
Nền tảng quản lý pháp chữa bệnh của FPT được gọi là FPT.eHospital. Đây là hệ thống phần mềm toàn diện cho bệnh viện, giúp quản lý hoạt động từ lúc tiếp nhận người bệnh vào viện cho tới khi ra viện. Phần mềm cũng thống nhất và tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực. FPT.eHospital cũng được phân chia thành nhiều phân hệ nghiệp vụ và kết hợp các phân hệ đó thành luồng thông tin thống nhất, từ đó đem lại sức mạnh tổng lực cho bệnh viện.
7.3. Viettel
Phần mềm quản lý bệnh viện Viettel HIS là hệ thống phần mềm phục vụ các bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố từ đa khoa tới chuyên khoa, bệnh viện tuyến quận, huyện cũng như các bệnh viện tư nhân khác. Nó bao phủ tất cả các khâu từ đăng ký, khám bệnh cho tới điều trị, viện phí, cấp phát thuốc và xuất viện. Hệ thống này cũng đáp ứng và tuân thủ đầy đủ những quy định của Bộ Y tế, bảo hiểm xã hội Việt Nam trong lĩnh vực khám, chữa bệnh cũng như số hóa các hồ sơ bệnh án chuyên khoa và giấy tờ chuyên môn.
7.4. Minh Lộ
Phần mềm quản lý bệnh viện Minh Lộ được xây dựng bao gồm 24 phân hệ chức năng, trong đó có 13 phân hệ chức năng cơ bản cùng với 11 phân hệ nâng cao. Hệ thống phần mềm quản lý được thiết kế theo mô hình Client – Server nên hoạt động tốt trên mạng LAN và không giới hạn số lượng máy kết nối khai thác và truy xuất thông tin.
7.5. Medisoft
Đây là phần mềm quản lý bệnh viện tốt và khá phổ biến hiện nay. Medisoft có các dữ liệu được tập trung và thiết kế với mục đích dễ dàng cho việc chăm sóc người bệnh một cách chính xác và toàn diện nhất, giảm thiểu các sai sót tối đa. Đồng thời, nó cũng đem lại hiệu quả cao cho người dùng, giúp tiết kiệm chi phí và giảm thời gian trong công việc quản lý.
[av_button_big label=’TRẢI NGHIỆM NỀN TẢNG Y TẾ SỐ 365 MEDIHOME 7 NGÀY’ description_pos=’below’ link=’manually,https://medihome.com.vn/phan-mem-quan-ly-kham-chua-benh/’ link_target=’_blank’ icon_select=’yes-left-icon’ icon=’ue86c’ font=’entypo-fontello’ custom_font=’#ffffff’ color=’theme-color’ custom_bg=’#444444′ color_hover=’theme-color’ custom_bg_hover=’#444444′ custom_class=” admin_preview_bg=”] Nền tảng Y Tế Số 365 Medihome, giải pháp số hóa dữ liệu khám chữa bệnh, quản lý đặt lịch khám bệnh Online, Tư vấn sức khỏe khám bệnh trực tuyến, hồ sơ bệnh án điện tử…
[/av_button_big]
Trên đây là những thông tin chi tiết về Quản lý bệnh viện cũng như các đơn vị cung cấp hệ thống quản lý chất lượng cho các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Hy vọng rằng qua bài viết này, quý khách có thể lựa chọn cho mình một giải pháp phần mềm quản lý phù hợp nhất.