Khi nhắc đến bệnh tiểu đường, ai cũng nghĩ rằng mắc bệnh là do ăn quá nhiều đường. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa đường và bệnh tiểu đường phức tạp hơn.
Đường chính là một loại carbonhydrate – thường được quy là hấp thu nhanh vào máu. Có 2 loại đường chính:
– Đường tự nhiên trong sữa, quả chín.
– Đường được thêm vào khi chế biến như các loại si-rô, trong bánh, kẹo, mứt
Khi ăn đường có cảm giác ngọt, tuy nhiên khi ăn các loại chất bột thực chất lượng đường đưa vào cơ thể còn nhiều hơn rất nhiều so với lượng đường ăn từ quả chín.
Có phải ăn đường nên bị tiểu đường?
Tiểu đường có thể được phân thành hai loại: Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2
10 dấu hiệu cảnh báo bị bệnh Tiểu đường. Đọc tiếp
- Tiểu đường loại 1:
Thường xuất hiện ở lứa tuổi thanh thiếu niên và ít khi tấn công những người ở lứa tuổi khác.
Là tình trạng tự miễn trong đó hạn chế hệ miễn dịch sản xuất insulin cần thiết và ngăn chặn toàn bộ quá trình chuyển đổi glucose thành năng lượng, nên làm tăng mức glucose ở máu dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 1.
Thừa cân là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường loại 2
Đường đóng vai trò gián tiếp khi nói đến bệnh tiểu đường loại 2. Thừa cân được coi là nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường loại 2.
Thói quen ăn các thực phẩm giàu calo làm cho bạn tăng cân. Đồ uống có đường và chất ngọt có thêm đường chứa nhiều lượng calo hơn so với nhu cầu cơ thể. Vì vậy, thói quen ăn thực phẩm nhiều calo thực sự làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Mắc bệnh tiểu đường rồi vẫn có thể ăn đường?
Mắc bệnh tiểu đường không có nghĩa là bạn phải cắt giảm lượng đường trong chế độ ăn. Bạn vẫn có thể thưởng thức những món ăn ngọt nhưng phải trong tầm kiểm soát và chế độ ăn uống cân bằng. Nếu thích ăn ngọt, có thể ăn các thực phẩm chứa đường tự nhiên như trái cây, nước trái cây, và rau quả. Những thực phẩm này giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường mà không cần cắt đường hoàn toàn từ chế độ ăn uống.
Ăn quá nhiều đường có thể làm cơ thể khó quản lý bệnh tiểu đường, đặc biệt là với những người thừa cân. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đã hướng dẫn lượng đường ăn hằng ngày cho nam giới và nữ giới như sau:
Nam giới: 150 calo/ngày (37,5 gram hoặc 9 muỗng cà phê).
Nữ giới: 100 calo/ngày (25 gram hoặc 6 muỗng cà phê).
Bệnh tiểu đường có nên tránh đường hoàn toàn?
Câu trả lời là KHÔNG NÊN.
Đường cũng là một yếu tố cần thiết cho cơ thể và đóng vai trò quan trọng để giữ cho mức đường huyết được cân bằng. Bạn có thể tiêu thụ đường tự nhiên từ trái cây, nước trái cây, và chất làm ngọt tự nhiên khác. Những gì chúng ta cần phải tránh là thực phẩm chứa thêm đường.
Lưu ý: Tránh ăn đường quá nhiều đặc biệt là khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
Những thay đổi nhỏ trong thói quen sống hằng ngày có thể tạo ra sự khác biệt lớn và giúp bạn giảm lượng đường.
Cách để giảm hấp thu đường như sau:
- Thay thế sô cô la, bánh kẹo và bánh ngọt bằng trái cây
Trái cây là một trong những món tráng miệng tốt nhất cho người bị tiểu đường. Nó không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất, mà còn chứa chất xơ. Chất xơ giúp ổn định lượng đường trong máu và có thể giảm cholesterol.
Trong một nghiên cứu gần đây cho thấy khi người bị tiểu đường tiêu thụ 50 gram chất xơ mỗi ngày, họ kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn so với những người trong một ngày chỉ tiêu thụ 24 gram.
Táo, cam và lê là những loại quả có một nửa chất xơ ở dạng hòa tan. Cố gắng ăn ít nhất 25-30 gram tổng chất xơ mỗi ngày.
- Dùng sữa chua tự nhiên với trái cây và các loại hạt
Lợi khuẩn probiotic trong sữa chua giúp cải thiện lượng chất béo và chất chống ô xy hóa ở người bệnh tiểu đường loại 2
Hạt điều, hạt dẻ và hồ đào có một mức chỉ số đường huyết (GI) thấp, vì vậy chậm làm gia tăng lượng đường trong máu, giúp lượng đường trong máu ổn định, có lợi cho người bệnh tiểu đường.
- Giảm lượng đường trong đồ uống và các bữa ăn hằng ngày
Tự nấu thức ăn thay vì ăn tiệm
Nên đọc thành phần dinh dưỡng trước khi mua thực phẩm, và kết hợp thực phẩm giàu protein, chất béo và chất xơ lành mạnh trong các bữa ăn.