Hệ thống HIS là gì? Vai trò quan trọng của hệ thống thông tin bệnh viện HIS trong công cuộc chuyển đổi số Y Tế thông minh. Không ít giám đốc phòng khám, bệnh viện đang “đau đầu” tìm kiếm giải pháp xây dựng một hệ thống quản lý thông tin bệnh viện hiệu quả giúp tối ưu việc quản lý và điều hành bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
1. Tìm hiểu hệ thống HIS là gì?
Hệ thống HIS là hệ thống quản lý bệnh viện hay còn được biết tới là hệ thống thông tin bệnh viện. Hệ thống này nhằm mục đích phục vụ cho các công tác điều hành cũng như quản lý tại bệnh viện. Vào tháng 10 năm 2022, Bộ Y Tế đã ban hành quyết định về chương trình Chuyển đổi số Y Tế, chỉ rõ trước năm 2030, các cơ sở Y Tế tại Việt Nam phải số hóa các thông tin sức khỏe người dân, áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý hồ sơ, bệnh án, khám chữa bệnh….(theo quyết định số 2955/QĐ-BYT)
Theo đó, các hệ thống, phần mềm quản lý bệnh viện như hệ thống HIS sẽ được ứng dụng rộng rãi là một hệ thống công nghệ cơ bản không thể thiếu đối với bất cứ bệnh viện và phòng khám nào trong quá trình chuyển sang Y Tế số theo quy định của Bộ Y Tế.
Việc quản lý điều hành tổng thể sẽ được tối ưu hóa qua hệ thống HIS. Các chức năng chính của HIS bao gồm quản lý thông tin người bệnh, quản lý việc khám và chữa bệnh nội – ngoại trú, lịch sử bệnh án, tài chính, viện phí. Ngoài ra nó cũng quản lý thông tin của trang thiết bị và vật tư y tế, nhân sự…
Các hệ thống quản lý thông viên bệnh viện HIS tại Việt Nam từ năm 2010 đã được các bệnh viện lớn chú ý và thực hiện áp dụng hiệu quả dựa trên tiêu chuẩn DICOM và HL7 nhằm phục vụ cho việc xử và trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế.
2. Các thành phần của hệ thống quản lý thông tin bệnh viện HIS
Các thành phần của hệ thống quản lý thông tin bệnh viện HIS bao gồm như sau:
2.1. CIS (Clinical Information System)
Đây là hệ thống thông tin lâm sàng, nó gồm một hệ thống máy tính cùng các ứng dụng thu thập, lưu trữ, kiểm soát để các dữ liệu lâm sàng có thể truy cập khi cần trong quá trình chăm sóc người bệnh. CIS thông thường được dùng như một phần của công tác văn phòng lâm sàng. Tuy nhiên nó phải được sử dụng bởi các bác sĩ chuyên khoa hoặc những trợ lý bác sĩ)
2.2. FIS (Financial Information Systems)
Là hệ thống thông tin tài chính, chức năng của nó là xử lý các công việc liên quan tới vấn đề kinh doanh của các phòng khám và các khoa trong bệnh viện. Nhân viên kế toán sẽ chịu trách nhiệm về việc sử dụng hệ thống này.
LIS (Laboratory Information System)
Hệ thống thông tin xét nghiệm bao gồm các dữ liệu máy tính giúp giám sát các dữ liệu trong phòng xét nghiệm cho tất cả các lĩnh vực của phòng này. Các lĩnh vực đó bao gồm: Khoa học lâm sàng, Huyết học và vi sinh…
NIS (Nursing Information Systems)
Có nghĩa là hệ thống thông tin điều dưỡng, hệ thống này giúp cho nhân viên điều dưỡng có thể biết các thông tin lâm sàng một cách dễ dàng do các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định điều trị. Điều này giúp cho công tác chăm sóc người bệnh của nhân viên điều dưỡng được đầy đủ, chính xác và mang lại an toàn cho bệnh nhân.
PIS (Pharmacy Information System)
Hệ thống thông tin Dược, nó giúp cho các dược sĩ có thể giải quyết các vấn đề liên quan tới việc cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện hoặc cơ sở y tế một cách chính xác, đầy đủ nhất.
PACS (Picture Archiving Communication System)
Hệ thống truyền và lưu trữ hình ảnh, đây là một hệ thống có chức năng quản lý công tác truyền tải, lưu trữ và thu nhận hình ảnh ở trên mạng máy tính của khoa chẩn đoán hình ảnh nói riêng và của toàn bệnh viện nói chung.
Các hình ảnh được lấy từ các thiết bị y tế khi bệnh nhân thực hiện siêu âm, chụp X-quang, chụp cắt lớp… với định dạng ảnh là DICOM sẽ được lưu trữ tại các máy chủ và truyền tới các máy tính trong khoa chẩn đoán hình ảnh hoặc các khoa khác trong bệnh viện nhằm phục vụ việc chẩn đoán, khám và điều trị cho người bệnh.
RIS (Radiology Information System)
Là hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh giúp quản lý thông tin người bệnh, quản lý danh sách bệnh nhân tới chụp, chiếu tại khoa và số liệu chụp, chiếu, kết quả chẩn đoán… Thông tin dữ liệu của hệ thống này gồm dạng ảnh và dạng văn bản theo tiêu chuẩn của DICOM được lấy từ các thiết bị như là: X-quang, cắt lớp, siêu âm…
3. Ưu điểm khi ứng dụng hệ thống HIS trong quản lý thông tin y tế
Những ưu điểm của hệ thống HIS khi được ứng dụng trong quản lý thông tin y tế bao gồm những điều sau đây:
+ Tất cả các quy trình khám và chữa bệnh sẽ được quản lý như sau: Tiếp đón người bệnh, khám bệnh, điều trị nội trú cho bệnh nhân, thanh toán viện phí, kho dược hoặc nhà thuốc, kho vật tư y tế,…
+ Trong các quy trình, thông tin bệnh nhân sẽ có sự liên thông một cách chặt chẽ và chỉ có một mã duy nhất cho một người bệnh.
+ Các biểu mẫu sử dụng được số hóa và in trực tiếp trên phần mềm.
+ Các đối tượng bệnh nhân có Bảo hiểm y tế, không có Bảo hiểm y tế, có bảo hiểm bảo lãnh, các đối tượng đặc thù khác sẽ được quản lý cho quy trình riêng.
+ Giúp làm chặt chẽ các điều kiện theo quy định của Bảo hiểm y tế, quản lý thanh quyết toán, liên thông bảo hiểm một cách hiệu quả.
+ Các quy trình vận hành của hệ thống kho dược, vật tư y tế, hóa chất phục vụ chuyên môn được quản lý một cách thông suốt và chính xác.
+ Tất cả các khoa và phòng trong bệnh viện đều được hệ thống báo cáo đầy đủ và chính xác.
+ Các hệ thống khác được kết nối chặt chẽ và linh hoạt với nhau.
+ Mọi cơ sở y tế và các loại hình bệnh viện đều có thể phù hợp với hệ thống HIS.
Trên đây là những thông tin mà các bạn có thể tìm hiểu để trả lời cho câu hỏi Hệ thống HIS là gì. Qua đó, người bệnh cũng như các thành viên gia đình có thể hoàn toàn tin tưởng và yên tâm khi sử dụng các ứng dụng công nghệ được tích hợp trong việc khám và chữa bệnh hiện nay.