Phần mềm quản lý trang thiết bị Y Tế, giải pháp Y Tế Số 2030

Phần mềm quản lý trang thiết bị Y Tế, giải pháp Y Tế Số 2030

Quản lý trang thiết bị Y tế bằng cách ứng dụng các nền tảng số hiện đại giúp việc quản lý trở nên dễ dàng, nhanh chóng. Đặc biệt, việc nghiên cứu và ứng dụng các phần mềm thông minh vào công tác quản lý khám chữa bệnh, vận hành cơ sở y tế một cách tối ưu nhất. Gần đây, Thủ tướng Chính Phủ và Bộ Y tế cũng đã ban hành các Quyết định liên quan tới việc Chuyển đối số trong các công tác Y tế.

1. Thông tư về quy định quản lý trang bị thiết bị y tế mới nhất

Trước đó, theo Điều 1, Khoản 2 của Nghị định 169/2018/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị Y tế đã nêu những nguyên tắc quy định về vấn đề quản lý hệ thống trang thiết bị Y tế như sau:

+ Đảm bảo mặt an toàn, chất lượng và hiệu quả của các trang thiết bị.

+ Phải có độ chính xác tuyệt đối cũng như thông tin đầy đủ về công dụng, tính chất của các trang thiết bị Y tế cũng như rủi ro có thể gặp phải với người dùng.

+ Đảm bảo xuất xứ và nguồn gốc của trang thiết bị

+ Dựa trên phân loại mức độ rủi ro theo quy định quốc gia mà phân loại quá trình quản lý. Trang thiết bị Y tế cần đạt chuẩn quốc gia do cơ quan có thẩm quyền ban hành và thừa nhận theo quy định pháp luật.

+ Về các thiết bị đo có bức xạ phải được quản lý theo quy định về đo lường, năng lượng nguyên tử của pháp luật cũng như quy định tại Nghị định nêu trên.

+ Diệt khuẩn trang thiết bị Y tế bằng các hóa chất độc quyền phải tuân theo quy định trong Nghị định này. Những hóa chất dùng thêm với mục đích khác phải theo quy định của pháp luật về hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng cũng như diệt khuẩn trong gia dụng và Y tế.

+ Kinh doanh trang thiết bị Y tế và nguyên liệu chứa chất ma túy hoặc tiền chất phải đáp ứng các quy định trong Nghị định nêu trên và các quy định về vấn đề phòng chống ma túy.

Năm 2021, tại Nghị định số 98/2021/NĐ-CP của Chính Phủ đã ban hành quy định về việc quản lý trang thiết bị Y Tế bao gồm việc : phân loại trang thiết bị Y tế; hoạt động sản xuất, nghiên cứu lâm sàng, lưu hành, mua bán, trao đổi, xuất nhập khẩu, cung cấp các trang thiết bị Y Tế; thông tin quảng cáo trang thiết bị; quản lý giá trang thiết bị và quản lý việc sử dụng trang thiết bị tại các cơ sở y tế xã phường.

Gần đây nhất, vào ngày 28/10/2022 quyết định số 2955/QĐ-BYT về: “Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số ngành y thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, Bộ Y Tế đã nhấn mạnh việc số hóa thông tin khám chữa bệnh bệnh, hạn chế việc sử dụng giấy tờ trong việc quản lý thông tin, dữ liệu.

Theo đó, việc ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý trang thiết bị Y Tế sẽ là xu hướng mới của ngành Y Tế Việt Nam cho tới năm 2025. Việc này giúp các cơ cở Y tế giảm đáng kể các công việc văn phòng, dễ dàng quản lý và điều hành việc sử dụng trang thiết bị, quản lý chất lượng.

Quy định về việc quản lý trang thiết bị trong Y tế theo Bộ Y tế và Chính Phủ
Quy định về việc quản lý trang thiết bị trong Y tế theo Bộ Y tế và Chính Phủ

2. Phần mềm quản lý trang thiết bị Y Tế, giải pháp tối ưu, tiết kiệm

Hiện nay, đa phần các bệnh viện đều có vấn đề trong quá trình quản lý trang thiết bị Y tế. Những nguy cơ ở đây là tính toàn vẹn dữ liệu kém và độ bảo mật thấp.

Đối với các bệnh viện lớn, do cần phải lưu trữ một lượng hồ sơ rất nhiều về hàng tồn kho và dữ liệu quản lý tài sản nên đòi hỏi cần phải có kho lưu trữ dữ liệu khổn lồ cũng như có tính bảo mật cao. 

Tuy vậy, vì không có một hệ thống đáng tin cậy nên lưu trữ dữ liệu bằng giấy hoặc file excel là điều mà các cơ sở Y tế hiện nay áp dụng. Vậy nhưng cách lưu trữ này không đảm bảo về mặt an toàn cũng như rất khó khăn khi tìm kiếm và trích xuất dữ liệu.

Ngày nay với sự phát triển một cách vượt bậc của công nghệ 4.0, việc “số hóa” đã được áp dụng trong ngành Y tế nhằm tối ưu công tác quản lý cũng như nâng cao hiệu suất và bắt kịp xu thế công nghệ thế giới. Đặc biệt là giải pháp quản lý tài sản tổng thể trong ngành Y tế được xem là lựa chọn phù hợp để giúp tổ chức Y tế thực hiện “số hóa” hệ thống tài sản cố định, công cụ dụng cụ và máy móc thiết bị.

Giải pháp này bao gồm ứng dụng phần mềm quản lý tài sản nhằm hỗ trợ cho công tác theo dõi và quản lý thông tin tài sản, dụng cụ, trang thiết bị, vật tư Y tế và hệ thống phần cứng. Quy trình quản lý một cách toàn diện và tổng thể sẽ giúp cho các tổ chức Y tế và bệnh viện có thể giải quyết các vấn đề về lưu trữ dữ liệu. 

Điều này cũng đồng thời giúp việc kiểm soát, duy trì và phân tích hiệu quả sử dụng trong các giai đoạn của vòng đời tài sản.

Ứng dụng phần mềm thông minh vào quản lý trang thiết bị tại cơ sở Y tế
Ứng dụng phần mềm thông minh vào kiểm soát, vận hành trang thiết bị tại cơ sở Y tế

3. Triển khai quản lý trang thiết bị y tế bằng phần mềm

Đối với quản lý trang thiết bị Y tế, hệ thống phần mềm quản lý tài sản bệnh viện sẽ cung cấp giải pháp tổng thể nhằm quản lý và tối đa hóa hiệu quả sử dụng của các thiết bị. 

Thêm vào đó, các tổ chức Y tế hay bệnh viện cũng có thể tham gia vào các quá trình như tổng hợp thông tin, quản lý quá trình sửa chữa, bảo trì hay lập các kế hoạch quản lý… một cách đơn giản trên máy tính.

Cụ thể quy trình quản lý trang thiết bị Y tế bằng phần mềm như sau:

3.1. Hệ thống các trang thiết bị đã có sẵn

Hệ thống quản lý các trang thiết bị có sẵn mang tính công nghệ và hỗ trợ các cơ sở y tế và bệnh viện đưa ra các quyết định như:

+ Điều kiện quản lý hệ thống trang thiết bị Y tế có sẵn

+ Dịch vụ bảo trì và hỗ trợ quản lý thiết bị

+ Việc tuân thủ quy định về quản lý thiết bị Y tế

+ Điều kiện cơ bản cần áp dụng cho các quy trình quản lý thiết bị nhằm giảm bớt vấn đề trong vòng đời của thiết bị

Việc lên kế hoạch cũng như quy trình quản lý các trang thiết bị Y tế đang vai trò như sau:

+ Thực hiện công tác đánh giá ban đầu cho các công nghệ hiện có sẵn

+ Thực hiện đánh giá công nghệ với các thiết bị mới, phát triển phù hợp cùng các dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện

+ Lên kế hoạch thay thế cũng như lựa chọn thiết bị và công nghệ mới

+ Hoạt động tái mua sắm được thiết lập ưu tiên

+ Quy trình thực hiện việc mua sắm thiết bị hay giám sát hoạt động sử dụng được phát triển

3.2. Kiểm tra chất lượng trang thiết bị theo quy định Bộ Y tế

Với giai đoạn này, bộ phận kỹ thuật lâm sàng của cơ sở Y tế hay bệnh viện cần đảm bảo việc quản lý và kiểm tra thiết bị Y tế khi nhận được sản phẩm từ nhà cung cấp. Việc kiểm tra chất lượng này sẽ theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể cần đáp ứng các yêu cầu như sau:

+ Phụ kiện đi kèm với thiết bị

+ Hướng dẫn sử dụng, vận hành trang thiết bị

+ Cảnh báo an toàn điện

+ Các thông số kỹ thuật được đáp ứng chính xác

+ Các hư hỏng, va đập trang thiết bị khi vận chuyển nếu có

3.3. Kiểm tra thông tin sản phẩm và cập nhật hồ sơ thiết bị trên phần mềm

Sau khi trang thiết bị trở thành tài sản chung của bệnh viện, bộ phận hành chính kỹ thuật sẽ kiểm tra và lưu trữ hồ sơ thiết bị Y tế nhằm quản lý vòng đời của thiết bị. Đồng thời việc này cũng cung cấp thông tin hỗ trợ cho việc quản lý trang thiết bị trong quá trình sử dụng

Khi việc nhập liệu, lưu trữ đã hoàn tất, hồ sơ thiết bị sẽ được tạo trên hệ thống phần mềm. Người sử dụng lúc này có thể theo dõi trong suốt thời gian sử dụng thiết bị. Theo đó, mỗi thiết bị Y tế sẽ có một mã số – là số hồ sơ thiết bị để xác định và theo dõi. Hồ sơ thiết bị cần có những thông tin như sau:

+ Mã số kiểm soát thiết bị

+ Mô tả ngắn về trang thiết bị

+ Đơn vị sản xuất, kiểu máy và số seri của thiết bị

+ Bộ phận sở hữu cũng như vị trí của thiết bị

+ Ngày, số đơn đặt hàng

+ Thông tin nhà cung cấp gồm tên, địa chỉ, số điện thoại

+ Các điều kiện bảo hành và ngày hết hạn

+ Mô tả ngắn về yêu cầu kiểm tra và thời gian bảo trì định kỳ

+ Thông tin quan trọng về hợp đồng dịch vụ

+ Hướng dẫn sử dụng và các tiện ích, tính năng đi kèm của thiết bị

3.4. Quản lý việc nhập – xuất trang thiết bị y tế

Sau khi thay mới trang thiết bị, công tác quản lý sẽ được thực hiện lại từ đầu theo quy trình. Trang thiết bị được mua mới bây giờ đã trở thành tài sản thuộc bệnh viện và trải qua những giai đoạn nhập, xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, điều chuyển… 

3.5. Lên kế hoạch mua mới thiết bị

Do đặc thù của ngành Y và việc chăm sóc sức khỏe là phải liên tục đổi mới và sản xuất các trang thiết bị với mục đích cải thiện vấn đề cung cấp thiết bị hiện đại cũng như chăm sóc bệnh nhân. 

Vì vậy, việc xác định nhu cầu thay mới các trang thiết bị thường có xuất phát từ đối tượng sử dụng trực tiếp những công nghệ đó, bao gồm các nhân viên Y tế và bác sĩ. Tùy vào tình hình mà nhu cầu này có thể tới từ các lý do như sau:

+ Cơ sở Y tế đang trong quá trình chuẩn bị triển khai, cung cấp dịch vụ mới

+ Nâng cao hiệu quả trong dịch vụ khám và chữa bệnh

+ Kết quả của quá trình khám lâm sàng được cải thiện. 

+ Lợi ích về mặt chi phí được cải thiện

+ Rủi ro sai sót trong việc thăm khám được giảm thiểu.

Việc lập kế hoạch mua sắm đối với trang thiết bị giúp tạo điều kiện cho cơ sở Y tế, bệnh viện lựa chọn được những thiết bị Y tế phù hợp và tốt nhất. Trong đó các thông số kỹ thuật phải đảm bảo được những yêu cầu là bảo hành, chi phí, dịch vụ kỹ thuật, tài liệu kỹ thuật.. hoặc bất cứ yêu cầu nào cần thiết trong việc vận hành.

3.6. Thống kê, báo cáo tổng hợp

Tất cả những giai đoạn trên sẽ được lưu trữ ở kho dữ liệu, giúp việc quản lý được an toàn và tối ưu nhất. Người sử dụng có thể thống kê và truy xuất báo cáo từ hệ thống để tiện cho việc theo dõi vòng đời của trang thiết bị.

Cách vận hành nền tảng Y Tế số trong việc quản lý thiết bị Y tế
Cách vận hành nền tảng Y Tế số trong việc quản lý thiết bị Y tế

4. Xây dựng hệ thống quản lý trang thiết bị Y Tế chỉ từ 2.300K

Một trong những phần mềm quản lý trang thiết bị Y tế tốt nhất hiện nay chính là 365 MediHome. Với tính năng nổi bật, 365 MediHome có thể tương thích với mọi cơ sở Y tế, sẵn sàng kết nối liên thông dữ liệu cùng các phần mềm quản lý cũng như việc triển khai rất nhanh chóng dễ dàng.

4.1. Với gói giải pháp 2.300.000 VNĐ

+ Chi phí tối thiểu

+ Không cần cài đặt, triển khai nhanh chóng

+ Mini HIS, CRM trên nền tảng Cloud 4.0

+ Phù hợp với các cơ sở Y tế nhỏ, chưa sử dụng HIS

4.2. Với gói giải pháp 4.500.000 VNĐ

+ Tối ưu nhất về công năng và chi phí

+ Có ngay app di động cho người bệnh

+ Liên thông kết quả khám, lịch hẹn và nhiều tiện ích khác

+ Phù hợp với các cơ sở Y tế đã có HIS

+ Không phải thay đổi môi trường làm việc

Ngoài ra, 365 MediHome còn có các gói giải pháp như App riêng cho cơ sở Y tế với 3 version là basic, advanced và extra với các lợi ích tối ưu nhất: Xem chi tiết tại: 

[av_button_big label=’TRẢI NGHIỆM NỀN TẢNG Y TẾ SỐ 365 MEDIHOME MIỄN PHÍ’ description_pos=’below’ link=’manually,https://medihome.com.vn/phan-mem-quan-ly-kham-chua-benh/’ link_target=’_blank’ icon_select=’yes-left-icon’ icon=’ue86c’ font=’entypo-fontello’ custom_font=’#ffffff’ color=’theme-color’ custom_bg=’#444444′ color_hover=’theme-color’ custom_bg_hover=’#444444′ custom_class=” admin_preview_bg=”] Nền tảng Y Tế Số 365 Medihome, giải pháp số hóa dữ liệu khám chữa bệnh, quản lý đặt lịch khám bệnh Online,  Tư vấn sức khỏe khám bệnh trực tuyến, hồ sơ bệnh án điện tử
[/av_button_big]

Trên đây là thông tin về những vấn đề liên quan tới quản lý trang thiết bị Y tế. Để xây dựng và sở hữu một hệ thống quản lý trang thiết bị Y tế với nhiều tính năng nổi bật cũng như với mức giá phù hợp nhất, khách hàng có thể tin tưởng sử dụng 365 MediHome.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *