Định hướng tổ chức quản lý hệ thống Y Tế Việt Nam tới 2030

Hệ thống Y tế Việt Nam là gì? Tổ chức mạng lưới Y Tế tại Việt Nam gồm những gì? Đây là một phức hợp bao gồm cả y tế tư nhân và y tế nhà nước được phân bổ từ trung ương tới địa phương theo một mạng lưới dày đặc. Việt Nam là một trong các quốc gia cam kết tham gia hiệp hội bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân 2030. Việc tăng cường công tác quản lý hệ thống y tế hiệu quả sẽ tạo tiền đề và nền tảng cho việc chăm sóc sức khỏe toàn dân hiệu quả nhất

1. Tìm hiểu hệ thống Y Tế là gì?

Hệ thống Y Tế hay còn gọi là hệ thống chăm sóc sức khỏe, dùng để chỉ việc tổ chức con người và tài nguyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe của một quần thể mục tiêu. 

Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ thống Y Tế với lịch sử và cấu trúc tổ chức như các quốc gia. Tuy vậy, tùy vào quốc gia khác nhau sẽ phải thiết kế và phát triển hệ thống Y Tế sao cho phù hợp với nhu cầu của người dân và nguồn lực. Mặc dù các yếu tố chung vẫn là các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu cũng như Y Tế công cộng.

Sơ đồ tổ chức hệ thống Y tế Việt Nam
Sơ đồ tổ chức hệ thống Y tế Việt Nam

2. Hệ thống Y Tế Việt Nam gồm những gì?

Đối với Việt Nam, hệ thống Y Tế sẽ bao gồm những điều cụ thể như sau:

2.1. Hệ thống khám chữa bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng

Gồm các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, điều dưỡng từ Trung ương cho tới địa phương. Điều này mang tới sự tiếp cận dễ dàng, tiện ích hơn cho nhu cầu của người dân. Hệ thống này cũng bao gồm các cơ sở Y Tế thuộc Bộ Công An, Bộ Quốc Phòng cũng như các ngành khác.

Các cơ sở điều trị như bệnh viện, phòng khám và trạm Y Tế được tập trung chủ yếu. Đảm nhận các công tác khám và chữa bệnh theo tiêu chuẩn, thêm vào đó là phối hợp cùng các công tác quản lý nhà nước khác. 

Tỷ lệ chung giường bệnh tại Việt Nam là 22,80/10.000 dân.

2.2. Hệ thống Y Tế dự phòng và Y Tế công cộng tại Việt Nam

Tuyến Trung ương bao gồm viện Trung ương, viện khu vực, phân viện và một trung tâm. Về mặt Địa phương, ở tất cả các tỉnh thành phố đều có Trung tâm Y Tế dự phòng. Những điều này đảm bảo việc người dân không bị phân biệt khi có nhu cầu tham gia chăm sóc Y Tế. Một số tỉnh còn có Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, phòng chống HIV/AIDS hay Trung tâm phòng chống sốt rét.

Thêm vào đó, các ngành khác nhau cũng có Trung tâm Y Tế như công nghiệp, xây dựng, giao thông, bưu điện và nông nghiệp. Từ đó đảm bảo cho mọi người dân có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp đặc thù của mình.

Hệ thống Y tế dự phòng
Hệ thống Y tế dự phòng

2.3. Hệ thống lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học Y Tế

Bao gồm các trường Đại học Y, Dược, Khoa Y và các trường Cao đẳng Y Tế, trung học Y Tế, kỹ thuật thiết bị Y Tế. Cụ thể:

+ Các trường Đại học Y – Dược (Tất cả 15 trường bao gồm Đại học Y, Dược, Y Tế công cộng và Điều dưỡng)

+ Hệ thống trường Cao đẳng Y Tế (có 4 trường)

+ Hệ thống trường Trung học và dạy nghề (gồm 58 trường Trung học Y Tế, 1 trường Kỹ thuật thiết bị Y Tế, 4 Trung tâm đào tạo cán bộ Y Tế và 4 lớp Trung học Y Tế)

Các cơ sở này có thể trực thuộc Bộ Y Tế, Sở Y Tế các tỉnh – thành phố thuộc trung ương hoặc thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nhà nước sẽ quản lý và điều chỉnh hoạt động sao cho phù hợp với các cơ sở đào tạo. Theo đó, các cơ sở đào tạo có thể là thành phần tư nhân hoặc Nhà nước.

Các trung tâm chuyển giao và nghiên cứu như Trung tâm nghiên cứu, Viện vệ sinh dịch tễ vacxin và sinh phẩm. 

2.4. Hệ thống giám định, kiểm nghiệm và kiểm định

Về kiểm nghiệm và kiểm định có một Viện kiểm nghiệm, một phân viện kiểm nghiệm, một trung tâm kiểm định quốc gia về sinh phẩm y học cùng một trung tâm kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Cục quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về giám định sẽ được thực hiện ở cả cấp tỉnh và cấp trung ương để thực hiện chức năng giám định kịp thời và nhanh chóng khi có yêu cầu. Các đơn vị này có nhiệm vụ giám định bệnh tật, sức khỏe cho người dân. Viện y pháp thực hiện nghiên cứu về y pháp, giám định mức độ thương tổn, mức độ tổn hại về sức khỏe, giám định tử thi, hài cốt và giám định về nguyên nhân cái chết. Qua đó giúp quản lý, điều tra cũng như xác định tội phạm giúp cơ quan nhà nước. 

Kiểm định và kiểm nghiệm bao gồm các hoạt động của viện kiểm nghiệm, phân viện, trung tâm kiểm định quốc gia. Các xét nghiệm, nghiên cứu sẽ được những cơ sở này thực hiện nhằm xây dựng chuẩn cho các xét nghiệm và kỹ thuật y học trong nước.

2.5. Hệ thống dược – thiết bị y tế

Các tổ chức, cơ quan thuộc thành phần tư nhân hay Nhà nước đều được tham gia vào lĩnh vực này. Hệ thống này nhằm cung cấp các thiết bị chất lượng với giá thành phù hợp cho nhu cầu sử dụng của các cơ sở Y Tế.

Cụ thể gồm có các cơ quan quản lý Dược và thiết bị Y tế thuộc bộ, các viện kiểm nghiệm dược và trang thiết bị Y Tế, các công ty dược và tổng công ty, các doanh nghiệp tư nhân cũng như công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Về cá nhân hoạt động chủ yếu là các dược tá, dược sĩ được đào tạo tại các trường trung cấp dược hoặc đại học dược.

2.6. Hệ thống giáo dục, truyền thông và chính sách y tế

Bao gồm Viện thông tin và thư viện Y học trung ương, viện Chiến lược và Chính sách Y Tế, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tuyến tỉnh và tuyến trung ương, báo sức khỏe và đời sống. 

Mục đích của việc này là tiếp cận, giáo dục và mang tới nền tảng kiến thức cũng như chuyên môn tốt. Từ đó sẽ giúp người dân nắm được vai trò, nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như được tiếp cận kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả trong hoạt động Y Tế. 

Các tạp chí khoa học y học như Y học thực hành, Tạp chí y học Việt Nam, Tạp chí vệ sinh phòng dịch… phải được hoạt động trong ngành nghề quản lý của Nhà nước.

3. Hệ thống tổ chức mạng lưới y tế Việt Nam

Ở Việt Nam, hệ thống Y Tế bao gồm cả Y tế Nhà nước và Y tế tư nhân. Theo cấp quản lý, hệ thống này được cấu trúc theo các tuyến và khu vực khác nhau. Cán bộ Y tế có thể ở các lĩnh vực khác nhau khi làm việc trong hệ thống này.

3.1. Hệ thống mạng lưới Y Tế Việt Nam theo tổ chức hành chính nhà nước

Gồm có Hệ thống Y tế thuộc tuyến Trung ương và Y tế địa phương (Y tế tuyến tỉnh, thành phố thuộc Trung ương và y tế tuyến cơ sở). Trong đó Y tế tuyến cơ sở bao gồm Phòng y tế và trung tâm y tế thuộc huyện, quận và thị xã, các trạm y tế phường, xã, cơ quan và trường học. 

3.2. Hệ thống mạng lưới Y Tế theo thành phần kinh tế

Bao gồm cơ sở Y tế tư nhân (do tư nhân quản lý. đầu tư) và cơ sở Y tế nhà nước (nhà nước đầu tư vốn, quản lý, tuyển dụng theo quy định, thủ tục, trình tự chuẩn)  

3.3. Mạng lưới Y Tế tổ chức theo lĩnh vực hoạt động

Mạng lưới Y tế theo lĩnh vực hoạt động được chia thành 2 khu vực là phổ cập và chuyên sâu:

+ Khu vực Y tế phổ cập đảm bảo tất cả các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân hàng ngày. Đây là hệ thống Y tế từ tỉnh xuống huyện, xã, làng giúp người dân có thể thuận lợi tiếp cận Y tế ở nơi sinh sống và đảm bảo người dân có nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe trực tiếp tại địa phương. Về vấn đề chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân gồm bệnh viện Nhà nước, bệnh viện tư và các cơ sở khám – chữa bệnh.

+ Khu vực Y tế chuyên sâu sử dụng các kỹ thuật cao, tập trung vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, chỉ đạo khoa học kỹ thuật cũng như hỗ trợ cho tuyến trước. Khu vực này hướng đến các nhiệm vụ khám – chữa bệnh mang tính khó khăn. Đảm bảo tập trung chuyên môn, đội ngũ có trình độ và tay nghề cao mang tới các chức năng cụ thể.

Tổ chức quản lý hệ thống Y tế băng công nghệ 4.0
Tổ chức quản lý hệ thống thông tin Y tế băng công nghệ 4.0

4. Tổ chức chuyển đổi số trong quản lý hệ thống Y Tế Việt Nam

Từ tháng 4/2020, lúc cả nước đang vì đại dịch Covid-19 mà giãn cách xã hội, Bộ Y tế và Bộ thông tin – truyền thông đã phối hợp thúc đẩy chuyển đổi số ngành Y tế Việt Nam đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ cùng tham gia cùng nghiên cứu phát triển các nền tảng hỗ trợ trong việc quản lý khám chữa bệnh.

Việc kết hợp công nghệ Y Tế số vào công tác quản lý hệ thống Y tế Việt Nam giúp tối ưu hóa các quy trình, dễ dàng trong việc kết nối và truyền tải dữ liệu giữa các thành phần của hệ thống tạo ra một mạng lưới Y Tế toàn diện.

Về quy định trong việc tổ chức Chuyển đổi số Y tế, mới đây Thủ Tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã có những quyết định chính thức. Cụ thể xem tại: https://medihome.com.vn/quyet-dinh-chuyen-doi-y-te-so-cua-chinh-phu-va-bo-y-te/

Theo đó, từ giờ tới năm 2025, các cơ sở Y Tế cần thúc đẩy việc chuyển đổi sang Y Tế số, số hóa thông tin sức khỏe dữ liệu để tạo ra kho dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý hệ thống thông tin Y tế và Chăm sóc sức khỏe toàn diện. Đặc biệt, Nguyên bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng hệ thống Y Tế Cơ Sở là nền tảng, ‘xương sống” của Hệ thống Y Tế Việt Nam. Bởi vây, việc sử dụng phần mềm quản lý Y Tế Xã phường vô cùng quan trọng và cần được ưu tiên.

Năm 2019, hệ thông quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã được triển khai trên toàn quốc, hệ thống quản lý thông tin bệnh truyền nhiễm đã được thực hiện tại 1761 cơ sở Y tế xã phường, thị trần trên 33 tình thành. Tiếp đó, Ngành Y tế Việt Nam sẽ thúc đẩy việc ứng dụng các nền tảng cung cấp tính năng quản lý hồ sơ bệnh án Online, hồ sơ sức khỏe điện tử, khám bệnh Online, hệ thống HIS, hệ thống LIS, phần mềm hệ thống PACS, hệ thông quản lý trang thiết bị y tế

Sự phối hợp này đã nhanh chóng mang lại những kết quả tích cực cho việc vận dụng xu thế công nghệ 4.0 trong khám – chữa bệnh. Hiện nay vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình triển khai và còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy nên ngành Y tế cũng như các địa phương cần phải tổ chức đánh giá và rút kinh nghiệm cũng như hoàn thiện về khám – chữa bệnh từ xa. Việc hoàn thiện hành lang pháp lý, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sẽ tạo điều kiện cho chuyển đổi số trong lĩnh vực Y tế Việt Nam.

Trên đây là những thông tin chi tiết về Hệ thống Y tế Việt Nam. Để có thể tham khảo và cập nhật những tin tức cũng như bài viết mới nhất liên quan tới vấn đề Y tế, bạn có thể theo dõi chúng tôi ngay từ hôm nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *